Với một quốc gia mà dân số theo đạo Phật chiếm đại đa số như Thái Lan (95% dân số), Myamar (Miến Điện - 89%), Cambodia (Campuchia 95%), Lào (85%), Bhutan (Phật giáo Tây Tạng 75%), Mongolia (Mông Cổ - Phật giáo TâyTạng 96%) Sri Lanka (Tích Lan –70%) …vv… thì việc chính phủ cho phép phát hành những bộ tem bưu chính mang đậm màu sắc của Phật giáo là một việc hiển nhiên, không có gì phải ngạc nhiên hay bàn cãi.
Còn với Việt Nam, nếu thấy có nhiều tem bưu chính mang đề tài liên quan đến đạo Phật, cũng sẽ không còn gì phải ngạc nhiên, nếu ta nhớ ra rằng: Phật giáo được truyền bá đến nước ta từ lâu, ảnh hưởng rất sâu đậm đến tinh thần của người Việt, được các vua chúa nhiều triều đại rất tôn kính sùng bái.
Cảo thơm lần giở trước đèn, ta thấy: khoảng thế kỷ thứ VII, vùng trung du Bắc bộ đã xuất hiện nhiều chùa chiền rồi. Đến năm 968, khi đã giành được độc lập cho đất nước, vua Đinh Tiên Hoàng đã tuyển mộ những người tài năng đức độ để dẫn dắt tăng ni, nên phong cho ông Ngô Chân Lưu làm Tăng thống để cai quản các nhà chùa. Đến năm 980, vua Lê Đại Hành nhân khi lên ngôi, đã triệu hai bậc cao tăng đạo hạnh sáng ngời, tài trí vô song là Đỗ Thuận và Khuông Việt thay mặt cho vua tiếp đón sứ giả Trung Quốc sang giao ấn sắc.
Đời nhà Lý, Phật giáo thật cường thịnh. Vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn) là một phật tử thuần thành, vì từ bé ông đã ở trong chốn già lam tu học Chánh pháp dưới sự bảo bọc dẫn dắt của đại sư Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp (Đại sư nhận Công Uẩn làm con nuôi, cho mang họ Lý). Khi lên ngôi, thay thế cho đời nhà Lê do vua Lê Ngoạ Triều (Lê Long Đỉnh) vốn tàn ác, hoang dâm vô độ, vua Lý Thái Tổ công nhận đạo Phật là quốc giáo, ban áo cà sa cho tăng ni trong nước, khuyến khích thần dân xuất gia đầu Phật. Đời các vua Lý Thánh Tôn, Lý Nhân Tôn, chùa tháp được xây cất rất nhiều. Đời Lý Thần Tôn có rất nhiều vị cao tăng tài đức vẹn toàn ra giúp nước, nổi tiếng như sư Vạn Hạnh, sư Đạo Hạnh, sư Giác Hải … Đời Lý Anh Tôn, nhà vua mở ra Hội Phụng Phật mà đại xá cho các tội nhân. Vua Lý Huệ Tôn sau khi trị vì được 14 năm (1210-1224) bèn nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thịnh để vào chùa ăn chay, niệm Phật, tu học Chánh Pháp. Công chúa Chiêu Thịnh lên ngôi, xưng hiệu Lý Chiêu Hoàng, trị vì không đầy 2 năm đã nhường ngai vàng cho chồng là Trần Cảnh, chấm dứt nhà Lý.
Đến đời nhà Trần, Phật giáo trở nên cực thịnh. Trần Cảnh là vị vua đầu tiên, xưng hiệu Trần Thái Tôn, là một người giỏi văn chương thi phú, lại thông làu giáo lý nhà Phật.Nhà vua đã tự soạn một cuốn kinh có nhan đề “Trần Thái Tôn Ngự Chế Khoá Hư”. Vua Trần Nhân Tôn cũng là một người sùng mộ Phật pháp, xem việc đạo quý hơn việc đời, nên trị vì đất nước được 14 năm thì từ bỏ ngai vàng, xuất gia tu hành, trở thành "Trúc Lâm Đại Đầu Đà- Điều Ngự Giác Hoàng", là Phật Hoàng, là vị Sơ Tổ của Thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền của Việt Nam. Năm 1314, vua Trần Anh Tôn cũng từ bỏ ngai vàng như vua cha là Trần Nhân Tôn để tìm sự an lạc nơi cửa Thiền, cả hoàng hậu và các cung phi cũng tự nguyện theo vua vào chùa, giúp vua viết kinh. Trần Minh Tôn lên ngôi, trong thời gian 15 trị quốc đã cho cất chùa đúc Phật rất nhiều, có chùa tăng đồ lên đến 15.000 vị.
Thời nhà Nguyễn cũng kính Phật trọng Tăng không kém. Sử ký các đời vua nhà Nguyễn đều có chép về Phật giáo, ngay trong bộ luật Hồng Đức, luật Gia Long cũng có nhiều khoản nói về Phật giáo, công nhận Phật giáo là một Chánh Đạo. Cho đến thế kỷ thứ XIX, dưới sự thống trị của thực dân Phương Tây, đạo Phật suy yếu dần.
Nổi bật nhất trong những trang sử vàng thời kỳ 1954-1975 là Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Đây là phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo - và cả những người không theo đạo Phật- đòi dân chủ, tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo rất khốc liệt và hào hùng...
Nói đến đạo Phật, trong cuốn “Lược sử Phật giáo” (A Short History of Buddhism), Tiến sĩ người Anh (gốc Đức) Edward Conze viết: “Tất cả những ai sống ở châu Á đều có thể tự hào về một tôn giáo không những có trước tôn giáo của phương Tây đến 5 thế kỷ, mà còn được truyền bá và tồn tại mà không dựa vào bạo lực, không vấy máu của các cuộc thánh chiến và không sử dụng đến những biện pháp tàn bạo, cuồng nhiệt.” (All those who dwell in Asia can take pride in a religion which is not only five centuries older than that of the West, but has spread and maintained itself with little recourse to violence and has remained unstained by religious wars, holy inquisitions, sanguinary crusades or the burning of women as witches.)
Phật giáo đã ảnh hưởng đến tinh thần nhân dân và được ca ngợi như thế thì không việc gì phải phân vân khi ngành Bưu chính nước ta phát hành những bộ tem mang đề tài về chùa chiền, tượng La Hán, cổ tích Phật, điêu khắc chạm trổ ở các thiền tự trong nước…
Năm 1961, bộ tem “Tháp Cổ”gồm 4 mẫu mang hình ảnh những tháp (cũng có thể gọi là chùa) nổi tiếng ở 4 địa phương: Tháp Thiên Mụ (Huế), Tháp Bút (Bắc Ninh), Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) và Tháp Chàm (Ninh Thuận). Chùa Thiên Mụ là một danh lam nổi bật nhất trong số 99 ngôi chùa được xây dựng hằng trăm năm nay ở đất Thừa Thiên –Huế, tục truyền rằng chùa do chính vua Gia Long cho xây dựng để nhớ công ơn “một bà già mặc áo đỏ” đã chỉ cho nơi chốn xây dinh cơ và thế miếu, ban đầu có tên là Linh Mụ. Cũng như chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ được lên tem nhiều lần trong những bộ tem về danh lam thắng cảnh, về kiến trúc cổ của nước Việt mến yêu.
Đặc biệt nhất là 2 bộ tem “Tượng chùa Tây Phương” gồm 18 mẫu, mỗi mẫu là hình tượng của một vị tổ Thiền Tông, hay còn gọi là La Hán (năm 1971 phát hành trước 8 mẫu, đến năm 1978 phát hành thêm 10 mẫu) rất được người sưu tập tem ưa chuộng, truy tầm, đến nay hai bộ này dưới dạng tem sống giá rất cao, và cũng rất khó mua. Được biết, một số tăng ni phật tử tuy không sưu tập tem nhưng cũng mua và cất lưu giữ hai bộ tem này từ những năm trước, khi tem mới được phát hành để làm kỷ niệm.
Cũng là tem vẽ hình tượng được thờ trong các chùa, bộ “Bát Bộ Kim Cương” gồm 8 mẫu về những vị thần tướng đã quy y Tam Bảo và phát nguyện hộ trì Phật Pháp, được phát hành năm 1996 thật đẹp với nhiều màu sắc hài hoà.
Có một bộ tem khối gồm 6 mẫu thuộc mảng đề tài tranh truyện cổ tích mà ít người chịu nghĩ đến đó chính là một bộ tem mang đề tài Phật giáo: bộ “Quan Âm Thị Kính” phát hành năm 1998. Vì vậy, nếu ai chơi tem về đề tài Phật giáo xin hãy tìm mua ngay bộ tem khối này để đưa vào bộ sưu tập của mình, không thì thiếu sót.
Vào những năm 1993, 1996 và 1997… Bưu chính Việt Nam còn phát hành những bộ tem về Kiến Trúc Châu Á, Đông Nam Á, trong đó có nhiều ngôi chùa, nhiều tượng Phật nổi tiếng ở các nước Sri Lanka, Myanma, Thái Lan, Việt Nam (cảnh chùa Keo -Thái Bình, chùa Láng -Hà Nội, chùa Thầy - Hà Tây), và cả tượng Phật ở một nước mà Đạo Hồi chiếm đa số như Indonesia. Những năm1997, 1998 và 1999, các bộ tem về điêu khắc-chạm trổ ở những danh lam cổ tự gồm các mẫu tem như: bệ tượng sư tử đội toà sen (chùa Hương Lãng-Hưng Yên), đầu rồng bằng đất nung (chùa Quỳnh Lâm– Quảng Ninh), rồng chạm đá và di vật bằng đá (chùa Phật Tích-Bắc Ninh), chim phượng chạm gỗ (chùa Bút Tháp- Bắc Ninh), hình rồng trên bệ Tam Thế (chùa Bối Khê –Hà Tây), tiên nữ dâng hoa (chùa Hang-Yên Bái), người quỳ đỡ toà sen (chùa Thái Lạc-Hưng Yên), tiên nữ đầu người mình chim dâng đồ quý (chùa Thái Lạc-Hưng Yên), sừng tê- sóng nước (chùa Thầy-Hà Tây)… đều là những nghệ thuật công phu độc đáo, là những “Pháp Bảo”góp phần làm cho chốn Già Lam thêm tôn nghiêm và cao quý.
Trong năm 2001 lại thấy có phát hành bộ tem về danh thắng trong đó có tem đưa cảnh chùa Đồng ở núi Yên Tử (phong cảnh Quảng Ninh)… Vào ngày 21 tháng 12 năm 2002, Bộ Bưu chính Viễn thông đã tổ chức trọng thể lễ phát hành đặc biệt bộ tem “ Kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hàn Quốc (22/12/1992-22-12-2002)”. Đó là bộ tem mang hình ảnh hai ngôi chùa tiêu biểu của hai nước (bên nước ta là chùa Một Cột, bên nước bạn là tháp chùa Dabo nổi tiếng), được trân trọng phát hành chung cùng lúc tại hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, nghĩa là tem nước nào dùng chữ quốc ngữ nước đó trên tem nhưng nội dung lẫn hình thức thì đồng nhất, không thay đổi. Bộ tem gồm 2 mẫu cùng khuôn khổ (32x43 mm), do họa sĩ của 2 nước thiết kế (bên Việt Nam có tới 2 họa sĩ là Vũ Kim Liên và Hoàng Thúy Liệu, bên Hàn Quốc là họa sĩ Sojeong).
Nói chung, tem nước ta về đề tài Phật giáo (hoặc liên quan đến Phật giáo) như vậy cũng không nhiều, nhưng cũng không thể kêu là ít ỏi. Mong rằng, trong những năm tới, trong bảng kế hoạch phát hành tem của Bưu chính Việt Nam sẽ có xuất hiện tên những bộ tem về các ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Hương (Hà Tây), Chùa Dâu (Hà Bắc), chùa Dư Hàng (Hải Phòng), chùa Thiền Lâm và Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt), chùa Khải Đoan (Daklak), Cổ Thạch Tự (Bình Thuận), chùa Long Sơn (Nha Trang), Niết Bàn Tịnh Xá (Bà Rịa-Vũng Tàu), Chùa Bà (Bình Dương) vv…vv… Hay những tượng Phật-Bồ Tát đang được thờ phụng ở các thiền tự như : Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát, Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát … cũng như những vị Long Thần Hộ Pháp, những Đại Hồng Chung quen thuộc đối với dân ta. Không chỉ những người tôn kính đạo Phật trông mong điều hỷ lạc ấy, mà cả những người ngoại đạo nhưng đam mê thú sưu tập tem cũng háo hức chờ đón sự ra đời của những bộ tem có nội dung mới lạ, hình dạng mẫu mã độc đáo, mang đậm màu sắc của dân tộc vốn có những trang sử vàng chói lọi vẻ vang…
Tôi có thể cung cấp cho bạn tất cả những tem Phật Giáo đẹp trên thế giới nếu bạn thích.
Bưu chính nước Sri Lanka (Tích Lan) đã long trọng phát hành một bộ tem kỷ lục với số lượng mẫu tem trong bộ là 50 mẫu có cùng khuôn khổ 30x 80mm, với nhiều giá mặt, hình ảnh mang ý nghĩa khác nhau, nhân dịp đại lễ Vesak 2006- PL:2550.
Bưu chính Sri Lanka đã đáp ứng thỏa mãn nguyện vọng, nhu cầu của công chúng bằng cách lên kế hoạch phát hành đa dạng với hình thức bán lẻ, hoặc bán từng tờ 10 mẫu (muốn đủ bộ phải mua 5 tờ), và bán cả tờ 50 mẫu
Những cột mốc, dấu ấn lịch sử quan trọng của Phật giáo nguyên thủy Sri LanKa được khắc ghi lại trên suốt 50 mẫu của bộ tem, được chia thành 10 chủ đề rõ ràng, mỗi chủ đề gồm 5 mẫu, được sắp xếp tuần tự như sau: 1/Cuộc đời Thái tử Tất-Đạt-Đa- 2/ Tánh Phật- 3/ Các đức hạnh siêu việt (viên mãn) của đức Phật- 4/ Phật giáo giá lâm và sự truyền bá Chánh pháp ở Sri Lanka – 5/Sự phát triển Phật giáo tại Sri Lan ka- 6/ Ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội- 7/ Phật giáo và kiến trúc thượng tầng của xã hội- 8/ Ảnh hưởng của Phật giáo lên kiến trúc- 9/ Ảnh hưởng của Phật giáo lên hội họa và điêu khắc- 10/ Triết lý Phật giáo ở Sri Lanka.
Đặc biệt, ngoài hình ảnh được thiết kế và in ấn rõ ràng với màu sắc hài hòa, trên mỗi mẫu tem đều có những dòng chú thích thuyết minh để mọi người đều nắm rõ ý nghĩa của hình ảnh xuất hiện trên tem. Chúng ta có thể lướt qua một số mẫu tem tiêu biểu:
- Mẫu tem số 01: “Một lời thỉnh cầu đến đức Thế Tôn để giáng khỏi Cõi Trời”, hình ảnh trên tem có xuất xứ từ một bức tranh được vẽ từ thế kỷ XII đang bảo tồn ở phòng chân dung Tivanka- Polonnaruwwa.
- Mẫu tem số 03: “Ngày Đản sanh của Thái tử Tất-Đạt -Đa”, tranh vẽ từ thế kỷ XIX đang được lưu giữ tại nhà Shailabimbdramaya ở Dodanduva.
- Mẫu tem số 05: “Sự Xả Bỏ vĩ đại”, một bức tượng phù điêu thế kỷ V-IV ở Ambalantota.
- Mẫu tem số 06: “Đức Phật đánh bại lũ quỷ dữ Maras”, một bức tranh vẽ từ thế kỷ XIX đang được lưu giữ tại Hitidagala Vindraya ở Peradeniya.
- Mẫu tem số 09: “Giàn hỏa táng vĩ đại của đức Thế Tôn”, một bức tranh vẽ từ thế kỷ XIX được bảo tồn tại Samudragiri Vihdraya ở Mirissa.
- Mẫu tem số 12: “Sự viên mãn của Trí Tuệ - Sutasoma Jataka- của đức Phật”, một bức tranh vẽ về tiền thân đức Phật từ thế kỷ XIX của Kaballdlena Vihara.
- Mẫu tem số 14: “Sự viên mãn Bình Thản An Nhiên –Sivi Jakata - của đức Phật”, một bức tranh về tiền thân đức Phật đầu thế kỷ XIX từ Paramakanda Vihara.
- Mẫu tem số 15: “Sự viên mãn Từ Bi- Sachchakira Jataka- của đức Phật”, một bức tranh cuối thế kỷ XIX của Sunandarama.
- Mẫu tem số 18: “Đức Phật Tích Lan Maha Boddy đang đi vào thành phố”, tranh Đức Phật Tích Lan ở Anuradhapura.
- Mẫu tem số 24: “Sự tái lập việc phong chức của Phật giáo ở Sri Lanka vào thế kỷ XVIII”, hình ảnh đền thờ Xá Lợi Răng Phật ở Kandy.
- Mẫu tem số 25: “Cuộc dịch thuật kinh Tripitaka sau 2500 của Kỷ nguyên Phật giáo”, tranh Buddhajanti Vihara ở Colombo.
- Mẫu tem số 27: “Cúng dường thức ăn lên chư Tăng”, tranh treo ở một phòng ăn tại Abhayagiriya Anuradhapura.
- Mẫu tem số 28:“Thánh ca Paritta- Nishshanka Latd Mandapaya” ở Polonnarawa.
- Mẫu tem số 32: “Một buổi tiến hành nghi lễ tại đền thờ Xá Lợi Răng đức Phật ở Polonnaruwa”.
- Mẫu tem số 34: “Phật giáo và nền kinh tế”, một bức tranh vẽ hồi đầu thế kỷ XIX ở Mulgirigala Viharaya.
- Mẫu tem số 36: “Các ngôi phù đồ thờ những pho tượng khổng lồ ở Anuradhapura”.
- Mầu tem số 39: “Những thánh địa thiêng liêng: Kelaniya và Samantakuta”.
- Mẫu tem số 41: “Đền thờ Kadurugoda nơi thờ các pho tượng cổ thế kỷ I và II”.
- Mẫu tem số 44: “Một hòn đá hình Mặt Trăng ở Lidhugala và hiện trường”.
- Mẫu tem số 48: “Phòng chân dung Thupurama (thế kỷ XII) ở Polonnaruva, và phòng chân dung Tampita Vihara (thế kỷ XVIII) ở Manikadavara”.
- Mẫu tem số 50: “Xá Lợi của Đức Phật được thờ trong một ngôi đền ở Maganvala Viharaya- Hanguranketa”…
Sheet Bộ tem lễ kỷ niệm Ngày Lễ Phật Đản của Liên Hiệp Quốc do Sri Lanka PH. 2017
Các Di sản văn hóa Quần thể nơi thờ phượng đáng chú ý của Phật giáo ở hai mươi nước để kỷ niệm Lễ hội Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2561, vào ngày 12 tháng 5 năm 2017.
Chủ Đề: "Giáo lý Phật giáo vì Công bằng Xã hội và Hòa bình Thế giới Bền vững" Gía 380k miễn phí phí gởi hàng toàn quốc
20 QUẦN THỂ ĐỀN CHÙA KIẾN TRÚC DI SẢN VĂN HÓA NHÂN LOẠI ( Trong đây có Chùa Một Cột của Việt Nam nửa nhé con tem bên phải dưới cùng)
1. AFGHANISTAN - MesAynak
2. BANGLADESH – SomapurMahaVihara,Paharpur
3. BHUTAN – Paro Taktsang
4. CAMBODIA – Angkor archaeological site
5. CHINA - Yungang Grottoes
6. INDIA – Buddhist Monuments at Sanchi
7. INDONESIA - Borobudur Temple Compounds
8. JAPAN – Horyu-jiTemple
9. LAOS - Town of LuangPrabang
10. MALAYSIA - KekLok Si
11. MONGOLIA - Gandantegchinlen Monastery
12. MYANMAR – Bagan Archaeological Zone
13. NEPAL – Lumbini
14. PAKISTAN - Taxila
15. RUSSIA –IvolginskyDatsan
16. SINGAPORE - Kong Meng San PhorKark See Monastery
17. SOUTH KOREA – Haeinsa Temple Complex
18. SRI LANKA – LankathilakaTemple, Kandy
19. THAILAND – Sukhothai Ancient City
20. VIETNAM - One Pillar Pagoda - Chùa Một Cột
Bồ đề đạo tràng. Nơi khởi nguyên đạo Phật
Bảo tòa Kim Cương là vị trí đức Phật ngồi nhập định 49 ngày đêm dưới cội cây Bồ Đề, khoảng cách nằm giữa Đại Tháp và cội Bồ Đề...
Bồ đề đạo tràng được xem là khu thánh địa thiêng liêng bậc nhất trong các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ và được sự quan tâm với lòng kính trọng đặc biệt đối với Phật tử và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Bồ Đề Đạo Tràng nằm ở phía Nam thành Gaya, nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời Ấn Độ cổ đại, nay là vùng ngoại ô BodhGaya, cách thành phố Gaya khoảng 7 km về phía Nam bang Bihar, cạnh dòng sông Ni Liên Thiền (Niranjara).
Vào thế kỷ thứ VI trước kỷ nguyên tây lịch, chính nơi đây đã xảy ra sự kiện trọng đại và chỉ xảy ra một lần duy nhất trong Hiền Kiếp đó là sự giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Bồ Tát Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhāttha) dòng họ Thích Ca (Sakyā), dưới cội cây Pippala, hay còn được gọi là cây Bồ Đề. Từ sự kiện trọng đại nhất mà trải qua nhiều đại kiếp mới xuất hiện trên thế gian, quý giá gấp trăm ngàn lần so với loài hoa linh thoại ngàn năm trổ hoa một lần, đó là người con Phật chúng ta có được diễm phúc tôn thờ đấng đại giác Thích Ca Mâu Ni nói riêng hay nhân loại thừa hưởng được một chân lý tuyệt vời, một niềm phúc lạc vô biên ngay tại cõi đời này nói chung.
Giá trị nhất trong khu thánh địa này chính là ngôi Đại Tháp và cội cây Bồ Đề thiêng, nơi đức Phật thành đạo vẫn còn tồn tại mãi theo dòng chảy thời gian. Cho dù cuộc đời có đổi thay bao lần, sự cố tình tàn phá của những kẻ đối nghịch, sự biến thiên thăng trầm trong vũ trụ, thì những gì liên quan đến cuộc đời đức Phật vẫn còn lý do để tồn tại, để được biết đến như một báu vật trong tiến trình phát triển văn minh và văn hoá nhân loại.
Vào ngày 27-6-2003, UNESCO, một tổ chức văn hoá, xã hội, giáo dục của liên hiệp quốc chính thức công nhận Bồ Đề Đạo Tràng trong danh sách di tích văn hoá thế giới. Mặc dù đó cũng là niềm vinh dự lớn lao nhưng không là vấn đề quan trọng mà quan trọng nhất là chân giá trị Phật giáo, đạo Phật đã đóng góp được gì cho thế giới cho nền văn minh nhân loại, cho hạnh phúc của con người thì sự công nhận muộn màng đó có nghĩa lý gì đối với bề dày lịch sử của Phật giáo
Bloc Tem Tam Phật Macau 2017
Tam giáo đồng nguyên chỉ đến ba truyền thống tôn giáo có ảnh hưởng lớn mạnh trong các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Tam giáo gồm có: Nho giáo: còn gọi là đạo Khổng Phật giáo Lão giáo: còn gọi là Đạo giáo Tại Việt Nam, tư tưởng tam giáo đồng nguyên là coi trọng cả ba tôn giáo này
Đại lễ Vesak, là dịp để nhân sinh cùng suy ngẫm và tôn vinh tư tưởng nhân văn cao quý của đạo Phật, đặc biệt là tinh thần khoan dung, vị tha, hòa hợp và hòa bình. Trải qua hàng nghìn năm, tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị, bồi đắp giá trị văn hóa, đạo đức của các dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Phật giáo Quốc tế Tam Chúc, Hà Nam, Việt Nam từ ngày 12/5 đến 14/5/2019. Đây là lần thứ Ba, Việt Nam vinh dự được đăng cai sự kiện quan trọng của Phật giáo quốc tế.
Đại lễ sẽ đón tiếp khoảng 1500 đại biểu đến từ 105 quốc gia và vùng lãnh thổ; 500 phái đoàn quốc tế và cá nhân; sẽ có khoảng 15.000 đến 20.000 tăng ni, phật tử và khách trong nước tham dự. Đặc biệt, Đại lễ vinh dự được đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia như: Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan và Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc và các quan chức Bộ trưởng các nước.
Chủ đề của Đại lễ Vesak năm nay “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì một xã hội bền vững” thể hiện mong muốn về tầm vóc của đạo Phật ngày nay, phát huy những giá trị cốt lõi của đạo Phật nhằm góp phần giải quyết những thách thức lớn mà loài người đang phải đối mặt - từ xung đột, bất bình đẳng, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đến biến đổi khí hậu.
Đại lễ Vesak sẽ là nơi kết nối tri thức và tư tưởng tiến bộ, vun đắp văn hóa hòa bình cho toàn nhân loại, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và các nền văn hóa và cùng đưa những giá trị tốt đẹp của đạo Phật vào cuộc sống.
Thông qua ngôn ngữ hội họa đặc trưng và sự phối mầu chặt chẽ, hình ảnh chính của mẫu tem là tượng Phật uy nghi, phía sau tượng Phật là hình ảnh lá bồ đề thời Lý, tỏa hào quang, soi sáng muôn nơi mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân loại. Bên cạnh đó là hình ảnh chùa Tam Chúc, nơi diễn ra Đại lễ Phật đản cùng hình ảnh rồng thời Lý là biểu tượng đi lên phát triển (thời kỳ này là một trong những thời kỳ Đạo Phật phát triển nhất). Phía dưới là hình ảnh hoa sen và mây trời biểu hiện cho sự giao thoa giữa trời và đất, mang lại cuộc sống yên bình.
Bloc sử dụng hình ảnh Tháp Ngọc thuộc quần thể của chùa Tam Chúc, Tháp Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất tinh nằm ở cao độ 200m so với mực nước biển với chiều cao 13m, nặng tới 2.000 tấn, có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, được xây dựng hoàn toàn bằng các phiến đá Granit đỏ do các nghệ nhân Ấn Độ chế tác tại Ấn Độ và vận chuyển sang lắp đặt theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam mà không cần bê tông kết dính.
Bộ tem “Chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc - Vesak 2019”do họa sỹ Phạm Trung Hà của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế. Bộ tem có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 11/5/2019 đến 31/12/2020.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc không chỉ là một sự kiện quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú ở Việt Nam, mà còn là niềm tự hào của Phật tử và người dân Việt Nam khi được tổ chức một ngày lễ quan trọng của Phật giáo, một tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong nhiều thiên niên kỷ.
Bloc tem Phật BHUTAN 2014 in nhủ vàng rất đẹp
Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2555 (Vesak 2011): Ngày 17-05-2011, bưu chính Thái Lan phát hành bộ tem gồm 1 mẫu và 1 bloc để chào mừng đại lễ Vesak (Visakhapuja Day) năm 2011 – Phật lịch 2555. Bộ tem giới thiệu một phần bức tranh tường “Nhiếp phục Ma Vương” trên các bức tường của chùa Khongkharam ở huyện Potharam, tỉnh Ratburi. Đây là kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng được sáng tác dưới thời vua Rama I. Bộ tem được tẩm hương thơm này do họa sĩ Veena Chantanatat thiết kế.