|
 |
CÁC CÂU CHUYỆN TEM VÀ TIỀN XU HAY |
|
Bloc tem Họa Lễ Đăng quang của Hoàng đế Pháp
Napoleon 1804 và Họa sĩ thiên tài Jacques-Louis David người Pháp
|
Bloc tem Họa Lễ Đăng quang của Hoàng đế Pháp Napoleon 1804 và Họa sĩ
thiên tài Jacques-Louis David người Pháp

Bức trường họa Lễ Đăng quang của Hoàng đế Pháp Napoleon có kích thước
cao 6,21 m x ngang 9,79 m hiện nay được treo và gìn giử tại bảo tàng
Louvre
Ý nghĩa Lịch Sử Bức Tranh
Nhân Vật chính trong Tranh
Hoàng Đế Nước Pháp Napoléon Bonaparte (1769-1821)
Napoléon là một vị tướng vĩ đại trong lịch sử nước Pháp. Với tài năng
của mình, ông đã làm vang danh nước Pháp trên thế giới bằng những trận
đánh lẫy lừng làm khiếp sợ cả Châu Âu) .
Napoléon đã tự phong làm Hoàng Đế của nước Pháp và đã tạo ra một đế quốc
trải rộng khắp miền tây và miền trung của châu Âu. ông đã khéo léo sử
dụng các người dưới quyền có khả năng và đã tưởng thưởng họ bằng các huy
chương, cấp bậc, tài sản và các danh hiệu quý tộc. Napoléon đã trực tiếp
điều khiển các trận chiến vĩ đại và rất phức tạp, điều này chứng tỏ ông
là một thiên tài quân sự, có lẽ vĩ đại bậc nhất trong Lịch Sử của Nhân
Loại.

Buổi lễ đăng quang Napoleo lên ngôi Hoàng Đế diễn ra tại Nhà thờ Đức Bà
Notre-Dame de Paris vào ngày 02 Tháng 12/ 1804.. Hoàng Đế Napoléon đã
nhận Vương Miện từ tay Giáo Hoàng Pius VII rồi tự tay đặt lên đầu mình.
Ông trở thành Hoàng đế Napoléon I, và phong bà Joséphine làm Hoàng hậu.
Tiếp đó, ngày 26 tháng 5 năm 1805, tại nhà thờ thành phố Milano,
Napoléon tự phong làm vua nước Ý và vua xứ Lombardy.
Nội dung ý nghĩa Bức tranh và các nhận vật trong Bức
tranh Lễ Đăng quang của Hoàng đế Pháp Napoleon:
Phải nói bức tranh nầy mang đầy ý nghĩa lịch sử phản ánh rất sinh động
trong ngày Đại lễ đăng quang Napoleo lên ngôi Hoàng Đế Nước Pháp . Như
David đã xác định, ông vẽ theo ý và 1 phần góp ý sửa chữa trong bức họa
Lễ Đăng quang của Napoleon, tranh của ông có mục đích đánh dấu ngày lịch
sử lễ Tôn Vương của Napoleon cử hành ở Nhà thờ Notre Dame ngày mùng 2
tháng Mười Hai, năm 1804 .
Khi Napoleon nhìn bức tranh này, ông đã phải thốt lên: “Giống, thật
giống quá! Cứ như có thể đi trong đó được”.
Trong tranh hình ảnh Thánh Đường Notre Dame bao trùm một không khí trang
nghiêm, những con người đang chứng kiến cái thời khắc trọng đại của lịch
sử, ánh sáng tập trung vào giữa tranh
chiếu sáng những diễn biến chính của sự kiện có một không hai trong lịch
sử châu Âu: “Lần đầu tiên một hoàng đế, trong lễ đăng quang đã tự đặt
vương miện lên đầu mình, sau đó đặt lên đầu hoàng hậu”. Giáo hoàng với
vai trò như người làm chứng. Napoleon dí dỏm: “Các ông vua để rơi vương
miện. Tôi nhặt nó lên”. Napoleon cho rằng đạt được vinh quang này là nhờ
công sức của riêng ông. Trong Bức tranh là một loạt chân dung và các
loại trang phục nhung lụa, gấm vóc. Có thể thấy ở đây mọi loại vẻ mặt,
cảm xúc, trang phục của các ông hoàng, bà chúa, tướng tá cho đến lính
tráng. ( Trong tranh david nguồn ánh sáng và mảng sáng tối được sử lý
rất khéo theo tôi thấy ông là bật thầy về sử lý nguồn sáng trong tranh
ảnh chân dung mà các nhà nhiếp ảnh ngày nay rất hay tận dụng )
“Lễ đăng quang” là chứng nhân sống động của thời đại, là đỉnh cao của
thể loại tranh lịch sử. Ngày nay, công chúng vẫn đổ xô đến phòng bày bức
tranh này trong viện bảo tàng Louvre, đông chỉ sau phòng bày bức tranh
La Joconde của Leonardo da Vinci để chiêm ngưỡng.
Trong bức họa chúng ta thấy Đức Giáo Hoàng ngồi phía sau Napoleon và ông
đang giơ tay ban phép lành ( thực ra khi vẻ thì bàn tay Đức Giáo Hoàng
để xuống ). Hoàng đế Napoleon mang những biểu tượng của quyền lực ( mặt
áo choàng mang vương miện tư thế nầy làm chúng ta liên tưởng đến hình
ảnh Caesar Đại Đế của Đế Chế La Mã khi xưa ) . Cạnh Hoàng đế ở bên trái
là những anh chị em của Napoleon. Tranh cũng cho thấy Mẹ của Napoleon
ngồi ở trên bục nhìn xuống, dù sự thật bà Mẹ không có mặt trong buổi lễ
(do không đồng ý quan điểm sự áp đặt quyền lực đối xử với các người anh
em của Napoleon). Giữa tranh là Hoàng hậu Josephine quỳ gối trước
Napoleon. Bức họa với hơn 200 người tham dự ( Khi vẻ tranh Họa sĩ đã
thỏa thuận và sắp xếp các quan chức tham dự thật là hoàn hảo để không
mất lòng ai điều nầy thật là khó khăn cho Họa sĩ )
Các khung khoanh tròn có số chú thích nhân vật trong tranh

1.Napoleon I (1769-1821), đang đứng giơ cao vươn miện, mặc áo choàng
đăng quang tương tự như của Hoàng đế La Mã.
2. Hoàng hậu Josephine de Beauharnais (1763-1814), quỳ ở một vị trí và
nhận vương miện từ tay của chồng bà. Hoàng đế Napoleon
3. Maria Letizia Ramolino (1750-1836), mẹ của Napoleon, được ngồi ngự
trị trên cao theo ý của họa sĩ. Bà ấy chiếm một vị trí quan trọng hơn
giáo hoàng. Trên thực tế, bà đã không tham dự buổi lễ để phản đối sự áp
chế của Napoleon với các anh em của ông Lucien và Joseph.
4. Louis Bonaparte (1778-1846), em trai được Napoléon phong làm vua của
Hà Lan, trong năm 1806. Ông kết hôn Hortense de Beauharnais , con gái
của Josephine. (em trai)
5. Joseph Bonaparte (1768-1844), (anh trai): Joseph hơn Napoléon 1 tuổi,
được Napoléon phong làm vua của Napoli và vua của Tây Ban Nha
6. Napoléon Bonaparte Charles (1802-1807), con trai của Louis Bonaparte
và Hortense de Beauharnais.
7. Chị em của Napoleon, từ trái qua phải: Joseph, Louis, Caroline,
Pauline, Elisa, và vợ Louis (Hortense), vợ Joseph (Julie).
8. Jean Jacques Régis de Cambacérès (1753-1824), hoàng tử
9. Louis-Alexandre Berthier (1753-1815), Bộ trưởng chiến tranh dưới sự
lãnh sự quán. Thống chế Đế chế vào năm 1805
10. Joachim Murat (1767-1815), Nguyên soái của đế quốc, vua của Napoli
sau năm 1808, anh em trong luật pháp của Napoleon và chồng của Caroline
Bonaparte .
11. Giáo hoàng Pius VII (1742-1823), là nội dung để ban phước cho lễ
đăng quang. Ông được bao quanh bởi chức sắc giáo sĩ, Để không gây nguy
hiểm giữa Giáo Hội và nhà nước Pháp mới, giáo hoàng chấp nhận để tham dự
lễ đăng quang.
12. Halet Efendi đại sứ Ottoman, cũng có mặt.
Họa sĩ Jacques-Louis David
Jacques-Louis David người Pháp theo trường phái Tân cổ điển ông là họa
sĩ chính thức của Hoàng Đế Napoleon (1804: Ông Được phong Đệ nhất hoạ sĩ
của Hoàng đế ) và đồng thời là tác giả của nhiều bức họa đề tài lịch sử
nổi khác …
Ông đã bắt đầu thực hiện vẽ bức tranh vào ngày 21 Tháng 12 năm 1805
trong nhà nguyện cũ của College of Cluny , gần Sorbonne. Hiện bức tranh
được treo tại Viện Bảo Tàng Louvre. Paris, Pháp
Ngoài bức họa Lễ Đăng Quang của Napoleon treo ở VBT Louvre, còn có một
bức họa thứ hai giống như bức họa nguyên thủy treo ở cung điện
Versailles. Bức họa thứ hau này đã được bắt đầu vẽ từ năm 1808 và được
hoàn tất vào năm 1821-22 trong thời gian David bị lưu vong ở Bruxelles,
với sự cộng tác vẽ đắc lực của George Rouget, một học trò của David. Họa
sĩ rất thích bức tranh thứ hai nầy
Tôi thích Bloc tem nầy với các lý do sau:
Bức họa rất hoành tráng & đẹp với nhiều ý nghĩa Lịch sử chính trị vào
thời gian đó
Tôi rất thích Hoàng Đế Nước Pháp Napoléon
Tôi thích Họa sĩ Jacques-Louis David Ông vẽ Napoléon Rất uy dũng và hình
tượng người phụ nử rất lãng mạng trử tình , và tranh họa về đề tài lịch
sử rất uy dũng hoành tráng |
Trân Trọng
HongDuc |
|
|
|