|
 |
CÁC CÂU CHUYỆN TEM VÀ TIỀN XU HAY |
|
Con tem với chiếc cầu mái ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên Huế) - chiếc cầu
bằng gỗ mang nét kiến trúc văn hóa cổ Việt Nam thật Ý nghĩa


Vào năm 2010 trên 1 chuyến du lịch về miềnBắc & miền trung Tôi cùng 1
đoàn du lịch người Pháp có ghé thăm 1 vùng ngoại Ô xứ Huế đó là xã Thủy
Thanh, trên đường đi tôi thấy cảnh làng quê thanh bình có ruộng lúa con
trâu ngâm mình mà trong sách giáo khoa hay các bài văn học Việt nam
thường hay có .
con đường làng quê đẹp như tranh vẽ, hai bên đường là những ruộng lúa,
các rặng tre nối tiếp nhau, như tách ta ra khỏi không khí ồn ào, náo
nhiệt của phố phường đông đúc . chung quanh là đồng lúa, sông ngòi, Và
thật là tuyệt vời khi đến 1 chiếc cầu cả đoàn đều dừng lại chiêm ngưỡng
1 kỳ quan tuyệt diệu của Ông bà xưa tạo dựng 1 Chiếc Cầu mái ngói bằng
gổ bắc qua một con mương đường làng nên thơ thật là đẹp, khung cảnh với
các cây cổ thụ bèo trôi khiến ta có cãm giác như về thời kỳ các vua Hùng
xa xưa. chúng tôi ai nấy diều lặng người chiêm ngưỡng và điều có cảm xúc
về nét văn hóa kiến trúc cổ nầy ( hình trên FDC, MAXIMCARD, FOLDER kỷ
niệm )


Lịch sử Hỉnh Thành Chiếc Cầu ( sưu tập internet )
Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa
Thiên - Huế, cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam. Làng Thanh
Thuỷ được thành lập vào thế kỷ XVI. Những di dân từ đất Thanh Hoá theo
chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá, có 12 vị tộc trưởng đã dừng chân lập
nghiệp ở đây, tạo nên 12 họ khai canh của làng. Đây là chiếc cầu gỗ được
xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu
cổ ở Việt Nam. Cầu được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận là Di tích cấp
quốc gia ngày 14 tháng 7 năm 1990. Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng
theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu). Cầu dài 43 thước mộc
(18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu
có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp
ngói lưu ly. Cầu đầu tiên được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ đã bao
lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá. Cầu đã được trùng tu,
sửa chữa vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971. Qua các lần tu sửa, chất
liệu gốc của cầu ngói đã có thay đổi như trụ cầu bằng gỗ lim được thay
bằng gạch và xi măng, kích thước thu hẹp chiều dài còn 16,85m và rộng là
4,63m. Cầu được xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ
sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền cho làng xây dựng, để
dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha
phương tạm dừng chân lỡ bước. Bà Trần Thị Ðạo là vợ một vị quan cao cấp
dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con. Để cầu tự, bà dùng tiền
của mình để làm phúc cho dân làng, cho xứ. Bà được dân làng tôn sùng,
thờ phụng. Năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà Trần Thị
Ðạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi
theo tấm gương tốt của bà. Trong tờ sắc, có đoạn viết rằng: "Bà Trần Thị
Ðạo sinh quán tại làng Thanh Toàn...là người có đức hạnh. Cuộc sống của
bà làm cho người người ngưỡng mộ mọi mặt. Bà là người đáng khen ngợi hơn
ai hết. Bà đã làm cho làng được ban những ân huệ mà người ta sẽ ghi nhớ
mãi... Năm 1925, vua Khải Ðịnh cũng ban sắc phong trần cho bà là Dực Bảo
Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ
cúng bà.
Với tinh thần "uống nước nhớ nguồn" và tôn trọng di sản văn hoá, nhiều
thế hệ dân làng Thanh Thuỷ đã gìn giữ một công trình kiến trúc độc đáo
của Huế. Tháng 9-1991, cầu được trùng tu lớn theo qui mô cũ và chính
thức được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận Di tích quốc gia, trở thành danh
thắng quý hiếm của cả nước.
Và đặc biệt hơn Ngày 08/04/2012 Bộ Thông tin & Truyền Thông phát hành bộ
tem "Cầu mái ngói” bao gồm 3 mẫu giới thiệu hình ảnh 3 chiếc cầu ngói ở
3 địa phương khác nhau trong đó có Huế (cầu ngói Thanh Toàn) - Ninh Bình
(cầu ngói Kim Sơn) – Hà Nội (cầu ngói Chùa Thầy). NHÂN DỊP FESTIVAL HUẾ
2012 (7 - 15/4/2012) & NĂM DU LỊCH QUỐC GIA DUYÊN HẢI BẮC TRUNG BỘ, HUẾ
2012
Mộ số Vật phẩm sưu tập tem tự làm
FDC

Folder Kỷ Niệm


Maximcard

Thật là ý nghĩa cho 1 chiếc cầu mang nét văn hóa Cổ
Hy vọng Việt Nam sẽ có những kỳ quan văn hóa cổ tuyệt đẹp trên tem ngày
càng nhiều
|
|
Trân Trọng
HongDuc |
|
|
|