Vốn là danh họa của những bức tranh khỏa thân nổi tiếng thế giới, tuy vậy, cho tới tuần này, người ta mới nhắc đến Amedeo Modigliani nhiều hơn bao giờ hết.
Bức “Khỏa thân nằm tựa” của danh họa đã bán được mức giá tương đương 3.786 tỉ đồng và trở thành bức họa đắt giá thứ 2 trong lịch sử các cuộc đấu giá mỹ thuật. Đây là một kỷ lục mới đối với tranh Modigliani dù trước đây tranh ông cũng vốn luôn nằm trong top các tác phẩm đắt giá.
Hai bức tranh khỏa thân khác của Modigliani cũng rất đáng chú ý, đó là bức “Khỏa thân nằm tựa trên gối xanh” (1917) từng được bán với giá tương đương 2.622 tỉ đồng hồi năm 2012 và bức “Khỏa thân ngồi trên đi văng” (1917 - ảnh) được bán với giá tương đương 1.533 tỉ đồng hồi năm 2010.
Sinh thời, Picasso luôn biến những người tình của mình trở thành nàng thơ truyền cảm hứng trong hội họa. Như bức tranh này, ông khắc họa người tình Marie-Thérèse Walter. Năm 2010, tác phẩm đã được bán đấu giá và đạt mức 2.366 tỉ đồng, hiện đây là bức tranh có giá cao thứ ba trong lịch sử đấu giá các tác phẩm mỹ thuật.
Trong lịch sử các vị thần Hy Lạp, thần Dớt là vị thần “ngoại tình” nhiều nhất, ông luôn đến với người tình của mình bằng những hóa thân kỳ lạ, để thoát khỏi sự ghen tuông, ngờ vực của người vợ - nữ thần Hera. Trong bức tranh này, thần Dớt đang đến tự tình với nàng Danae trong hình dáng của một cơn mưa vàng.
Danae cũng là một nhân vật rất được yêu thích trong hội họa, nàng là biểu tượng của tình yêu thần thánh. Danae tồn tại trong thần thoại Hy Lạp. Nàng là con gái của vua Acrisius xứ Argos. Vì không có con trai nối dõi nên Acrisius tới hỏi một nhà tiên tri xem liệu có thể thay đổi điều này không.
Nhà tiên tri bảo rằng nhà vua sẽ bị chính cháu trai, con của nàng Danae giết chết. Khi đó, Danae chưa lấy chồng, để tránh việc Danae sinh con, nhà vua đã nhốt cô vào một tòa tháp. Thần Dớt biết chuyện đã tới thăm nàng công chúa xinh đẹp. Ngài hóa thành một cơn mưa vàng và tình tự với Danae khiến nàng có thai. Sau đó, đứa con trai của họ là Perseus đã ra đời.
Đương thời bức họa trở nên nổi tiếng bởi ánh mắt của cô gái trong tranh. Trước đó, trong các bức tranh khỏa thân, nhân vật nữ thường không hướng ánh mắt trực diện vào người xem. Đối với nhân vật nữ trong tranh Goya, nàng có nhiều nét táo bạo mới mẻ, một vẻ đẹp không che giấu, không ngần ngại.
Tuy vậy, người ta cũng không thể nhầm nàng là kỹ nữ bởi dưới nét cọ của Goya, nàng hiện lên với một vẻ đẹp bừng sáng, cao sang. Với bức họa này, Goya đã mở rộng thêm những giới hạn trong hội họa Tây Ban Nha thời bấy giờ.
Là một trong những bức họa nổi tiếng nhất từng được thực hiện bởi danh họa Bouguereau, “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” tiếp tục là một đề tài quen thuộc trong hội họa, Vệ Nữ vốn được xem là biểu trưng của vẻ đẹp tinh túy nhất trong văn hóa Hy Lạp, cũng đồng thời là hình ảnh lý tưởng về vẻ đẹp của phụ nữ trong văn hóa La Mã.
Bức tranh được bắt đầu thực hiện ở Florence vào năm 1820 và hoàn thành ở Paris vào năm 1856. Tác giả đã mất tới gần 4 thập kỷ để thực hiện bức tranh này. Khi bức “Suối nguồn” đã trọn vẹn, cũng là khi Ingres đã 76 tuổi và đã trở nên nổi tiếng, không còn phải đối diện với những bình luận khen chê như khi ông thực hiện bức “Cung phi” nữa.
Velázquez là danh họa đi đầu trong kỷ nguyên vàng của hội họa Tây Ban Nha. Bức vẽ này tiếp tục là một họa phẩm lấy cảm hứng từ Vệ Nữ để truyền tải vẻ đẹp gợi cảm của phụ nữ. Trong tranh, con trai của nàng - thần Cupid đang đỡ gương để mẹ soi.
Đây là tác phẩm đánh dấu bước chuyển trong sự nghiệp hội họa của Ingres, khi ông đoạn tuyệt với trường phái Tân Cổ điển để đến với trường phái Lãng mạn. Thời bấy giờ, tư duy hội họa còn rất hàn lâm, bảo thủ nên khi tác phẩm này ra đời, Ingres đã phải chịu rất nhiều chỉ trích
Paul Picasso là người khởi đầu cho phong trào hội họa gọi là trường phái lập thể. Bức tranh nổi tiếng này mô tả 5 người phụ nữ khỏa thân tại một nhà chứa gái mại dâm ở Tây Ban Nha. Điểm nổi bật là cái nhìn băng giá của những người phụ nữ này đối với cuộc đời, đối với những người đàn ông tìm đến họ để mua vui, khiến bức tranh trở nên khiêu gợi nhưng vẫn đầy tính nhân văn.
Khi đã ngoài 50 tuổi, Michelangelo công khai mình đồng tính. Ông dũng cảm viết những bài thơ tình dành tặng một thanh niên quý tộc đẹp trai. Ở thời đó, người ta có thể bị thiêu chết vì đồng tính. Trong bức tranh này, nàng Leda của ông có khuôn mặt khá… nam tính.
Leonardo cho rằng phản ánh dục vọng là sứ mệnh vĩ đại của nghệ thuật. Ông từng viết: “Mỹ thuật siêu đẳng hơn thi ca bởi nếu thi ca chỉ có thể miêu tả tình yêu thì mỹ thuật khắc họa tình yêu. Người họa sĩ châm lên ngọn lửa khao khát trong người xem”.
Bronzino là người đồng tính. Đương thời, ông chung sống với người bạn đời làm nghề sản xuất binh khí. Khi người tình qua đời, Bronzino đã lãnh trách nhiệm chăm sóc cho gia đình của người đàn ông kia.
Tranh của Bronzino nhấn mạnh vẻ đẹp hình thể và những khoái lạc của con người. Bức họa trên là món quà mà tòa án tối cao của Cộng hòa Florence tặng nhà vua Pháp. Tác phẩm này đã truyền cảm hứng và sự mạnh dạn cho nhiều họa sĩ Pháp sáng tạo nên những tác phẩm đậm màu dục vọng.
Bức tranh kể lại một truyền thuyết Hy Lạp: tráng sĩ Actaeon đi săn trên núi, tình cờ nhìn thấy nữ thần Diana tắm. Actaeon liền bị Diana biến thành một con hươu. Chàng bị chính đàn chó săn của mình xẻ thịt. Đó là cái giá phải trả cho thói tò mò, mạo phạm tới thần linh của Actaeon.
Bức chân dung khắc họa một gái điếm ở Venice. Dấu hiệu để nhận biết những cô gái này là trên tay họ luôn cầm một bó hoa. Đặc điểm này sinh ra từ một truyền thuyết La Mã, theo đó gái điếm được bảo vệ bởi nữ thần Cây cỏ.
Các họa sĩ Phục Hưng đặc biệt thích khắc họa chuyện yêu đương của thần Dớt. Trong các truyện thần thoại cổ xưa, thần Dớt thường ngụy trang, biến hóa khôn lường để có thể tự tình với phụ nữ mà không bị vợ ngài - nữ thần Hera phát hiện ra. Khi ở bên nàng Io, ngài hóa thành sương mù.
Vẻ đẹp của thần Vệ Nữ đã ru ngủ thần Chiến Tranh. Sắc đẹp có thể khiến mọi sức mạnh dù tàn bạo nhất phải ngã gục. Vì vậy, người ta thường nói cái đẹp cứu thế giới.
Giorgione đương thời nổi tiếng là họa sĩ đào hoa, đẹp trai. Ông chơi đàn luýt rất hay và thường lấy món tài lẻ này để quyến rũ phụ nữ. Ông chinh phục được những người đẹp nổi tiếng ở Venice và thường thuyết phục họ làm mẫu cho các bức vẽ của mình. Đây là một trong những người tình của ông.
Những quý bà thượng lưu ở Pháp đương thời có “mốt” vẽ tranh chân dung khỏa thân. Người phụ nữ trong tranh là Diane de Poitiers, người tình của vua Henry II của Pháp. Khi nhà vua lên ngôi năm 27 tuổi, Diane đã 48 tuổi nhưng bà vẫn có vẻ đẹp vô song.
Tại Venice ở thế kỷ 16 có tới 20.000 gái điếm. Trong tranh là hai cô gái đang thay đồ và trang điểm, người phụ nữ đội khăn xanh là một mụ tú bà.
Trong bức họa Louise O'Murphy, tình nhân của vua Pháp đang khoe trọn khuôn người phía sau cô. Đặt trong bối cảnh thời kỳ Khai sáng ở châu Âu, bức họa không đơn thuần là một bức tranh khỏa thân, mà nhân vật chính khêu gợi một cách có chủ đích.
Nghệ thuật khỏa thân truyền thống Hy Lạp đôi khi bị nhầm lẫn với việc theo đuổi vẻ đẹp cổ điển; Nhưng trên thực tế, danh họa Boucher và mẫu vẽ của ông đã khẳng định, thứ nghệ thuật đó phải luôn luôn và luôn luôn gợi nhắc về dục tính
Kiệt tác này được đấu giá vào năm 2002. Có lẽ do công chúng không biết đến sự có mặt của nó trong thời gian khá dài đã làm cho kiệt tác này có giá trị cao như vậy, và chứng tỏ người ta ao ước sở hữu các tác phẩm của Picasso đến như thế nào. Tác phẩm này được ra đời vào những năm 1930, là lúc ông và bà Marie-Therese Walters yêu nhau say đắm. Hai người sống ẩn dật trong một tòa lâu đài. Chủ đề của kiệt tác này là nhấn mạnh vào đường cong nữ tính, và thể hiện tình yêu sâu sắc đối với người phụ nữ ông yêu.
Bức họa “Naked Portrait with Reflection” được ra đời vào năm 1980, là một bức tranh sơn dầu và được xếp vào dòng tranh hiện thực Phục Hưng. Từ “reflection” trong tên của bức họa minh họa cho chân của một người đàn ông đằng sau ghế sofa. Có ý kiến cho rằng đó chính là tác giả.
là một trong những đỉnh cao của lịch sử mỹ thuật. Thời đó, những họa sỹ thiên tài đã đưa ra cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về tiêu chuẩn thẩm mỹ, theo đó, họ tôn sùng vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể con người.
Đối với nghệ thuật Phục Hưng, khỏa thân bỗng trở thành tâm điểm của sáng tạo nghệ thuật, gợi nhớ về một thuở con người sống rất "thiên nhiên". Kéo theo đó là những truyền thuyết, thần thoại Hy Lạp – La Mã bắt đầu sống dậy và trở thành suối nguồn sáng tạo cho các tác phẩm tranh nghệ thuật. Để phản ánh sự yếu đuối, mỏng manh của con người, các họa sĩ Phục Hưng thường để nhân vật trong tranh lộ nguyên phần xác.